Dấu ấn thành viên Abbey_Road

Cấu trúc album

Hai mặt của album có cấu trúc hoàn toàn khác biệt. Mặt A bắt đầu bằng "Come Together" và kết thúc bởi "I Want You (She's So Heavy)" đều là sáng tác của John Lennon, là tập hợp của các ca khúc sáng tác cá nhân, không theo một cấu trúc nào cả. Mặt B có một phần lớn là một medley các ca khúc đã và chưa từng hoàn thành (5 ca khúc của Paul McCartney và 3 của John Lennon), được sắp xếp bởi ban nhạc và George Martin.

Hầu hết các bài hát trong album đều là những ca khúc thu riêng lẻ, từ thời kỳ Album trắng (1968) dưới dạng demo, sau đó là những ca khúc lấy từ "dự án Get Back". Tuy nhiên, hè 1969, chúng được thực hiện và xử lý lại trong quá trình ghi âm Abbey Road, đặc biệt là với medley khi các ca khúc được chơi liên tiếp không dừng[5][6].

Các ca khúc sáng tác cá nhân

Các sáng tác ngày một mang tính cá nhân là điều xuất hiện từ Album trắng. Gần như không có sự đóng góp tương quan giữa các thành viên, trong việc sáng tác, vào các tác phẩm của nhau. Điều này nhận thấy khá rõ trong cả album cho tới tận trước medley.

"Come Together""Come Together" là sáng tác của John Lennon. Phần điệp khúc của bài hát lấy từ tham luận tranh cử thống đốc bang California của Timothy Leary năm 1969: "Let's get it together! Come together, join the party!"[5] Bài hát được bắt đầu bằng một đoạn bass vô cùng đặc sắc của Paul McCartney, mà theo John, điều đó thực sự thích thú ("funky"[gc 2]). Nhiều nghi ngờ rằng ca khúc được thu trong thời kỳ bed-in[gc 3] của John khi anh ở Canada, nơi mà anh thu ca khúc nổi tiếng "Give Peace a Chance", thực tế thì "Come Together" được thực hiện bởi toàn bộ ban nhạc[6]. "Here comes old flat-top" được lấy từ bài hát "You Can't Catch Me" của Chuck Berry. "Come Together" được ra đĩa đơn kép cùng với "Something" và trở thành hit số 1 tại AnhMỹ. Theo George Martin, đây là một trong những ca khúc ưa thích nhất của các Beatle[10]."Something""Something" được viết vào tháng 10 năm 1968 và là sáng tác duy nhất của George Harrison trở thành đĩa đơn của The Beatles. Câu hát đầu tiên, "Something in the Way She Moves", được lấy từ nhan đề một ca khúc của một ca sĩ hợp đồng với Apple, James Taylor[5]. Phần lời được Harrison hoàn chỉnh trong quá trình của "dự án Get Back". Bài hát thực tế được Harrison giới thiệu lần đầu tiên với Joe Cocker, chứ không phải The Beatles. "Something" là ca khúc yêu thích của John Lennon, còn theo Paul McCartney, đây là sáng tác xuất sắc nhất của George[4]. Frank Sinatra, người sau này từng hát lại ca khúc, nói rằng đó là "một cảm giác thật sự khác với Lennon-McCartney". "Something" trở thành đĩa đơn đạt vị trí số 1 duy nhất của The Beatles mà không ký tên Lennon-McCartney. Bài hát là ca khúc được hát lại nhiều thứ hai của The Beatles, sau "Yesterday", bởi rất nhiều ca sĩ, trong đó có cả Elvis Presley, Shirley Bassey, Tony Bennett, James Brown, Radiohead, Julio Iglesias, Smokey Robinson, Joe Cocker."Maxwell's Silver Hammer"Bài hát của McCartney được viết vào tháng 10 năm 1968, thu âm lần đầu vào tháng 1 năm 1969 tại Twickenham film Studios để sẵn sàng cho "dự án Get Back". Nó không hề được chỉnh sửa cho tới quá trình thu âm 6 tháng sau đó tại Abbey Road. Quá trình thu âm tại phòng thu số 2 mất tận 3 ngày vì Paul yêu cầu các thành viên làm lại không ngừng cho tới khi anh cảm thấy nó hoàn thiện. Điều này khiến nhiều thành viên thấy không hài lòng[4]. Có thể thấy trong bộ phim tài liệu Let It Be, Mal Evans là người gõ đe để tạo ra tiếng bang, bang. Theo Geoff Emerick, John Lennon từ chối tham gia vào quá trình thu vì anh không thích tên bài hát[7]; đây thực sự chỉ là một lý do để anh tự tách mình ra khỏi các hoạt động liên quan tới McCartney[5]."Oh! Darling""Oh! Darling" là một ca khúc vô cùng chỉn chu của Paul McCartney, đặc biệt trong phần thể hiện. Điều này khiến Paul phải luyện thanh rất sớm mỗi buổi sáng tại phòng thu để có được giọng gằn khỏe[4]. John Lennon nói rằng anh hoàn toàn mong muốn được hát ca khúc này, vì anh thấy giọng anh hợp hơn so với Paul[6]. Tuy nhiên điều đó không xảy ra vì với The Beatles, các tác giả vẫn (thường) là người hát chính các ca khúc của chính mình."Octopus's Garden"
Đoạn trích của "Octopus's Garden", ca khúc nổi tiếng nhất của Ringo Starr viết cho The Beatles

Đoạn trích của "Here Comes the Sun", ca khúc được Harrison viết sau những tranh cãi tại phòng thu Abbey Road

Trục trặc khi nghe các tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn.
"Octopus's Garden" và "Don't Pass Me By" (trong Album trắng) là 2 ca khúc duy nhất của Ringo Starr được thu cho The Beatles. Bài hát lấy cảm hứng từ chuyến đi của Starkey tới đảo Sardegna vào mùa hè năm 1968, một chuyến đi mà anh đã tự tìm cho mình một cảm giác tự do và bỏ ngoài tai "dự án Get Back" ("No one there to tell us what to do" – lời anh viết trong ca khúc). Phần lời được chỉnh sửa bởi các Beatle khác, trong khi phần nhạc được viết một phần bởi George Harrison. Đây là một sáng tác vô cùng được ưa thích của The Beatles, đặc biệt là với trẻ em."I Want You (She's So Heavy)"Bài hát của John Lennon chỉ có vẻn vẹn 14 từ. Đây là sản phẩm của 2 quá trình thu riêng biệt. Billy Preston thực hiện phần thu organ vào tháng 2 năm 1969, khi kết thúc của "dự án Get Back". Nó được chỉnh sửa và trộn âm với một bản thâu khác trong quá trình thực hiện Abbey Road sau này. Ca khúc kéo dài tận gần 8 phút và là bài hát dài thứ hai của The Beatles sau "Revolution 9". Khi kết thúc của bài hát đang nhỏ dần, John Lennon nói to với Geoff Emerick: "Hãy dừng ở đây!"[7]. Ca khúc dừng đột ngột ở 7 phút 44 giây và là ca khúc kết thúc mặt A của album. Đó là ngày 20 tháng 8 năm 1969: "I Want You (She's So Heavy)" là ca khúc cuối cùng mà 4 thành viên của The Beatles cùng thu âm với nhau[1]."Here Comes the Sun"Mùa xuân 1969, George Harrison đã viết một ca khúc thành công khi một lần ngồi ở vườn nhà Eric Clapton "Một ca khúc tới rất tự nhiên"[5]. Với lời ca đơn giản và giai điệu nhẹ nhàng, dù không được làm đĩa đơn cho Abbey Road, ca khúc này lại trở thành một trong những bài hát được biết tới nhiều nhất của The Beatles. "Here Comes the Sun" được phát trên đài, truyền hình và các sóng phát thanh và thực tế là bài hát nổi tiếng nhất của George Harrison."Because"John Lennon nói anh có cảm hứng với "Because" khi nghe Yoko Ono chơi "Sonata Ánh trăng" của Beethoven. John Lennon, George HarrisonPaul McCartney cùng hòa âm trong ca khúc và ca khúc được ghi đè (overdubs) trong tổng cộng 3 lần, tức là có tận 9 ca sĩ ảo trong bài hát. Cả ba Beatle ngồi cạnh nhau và hợp ca trong 3 lần, Ringo Starr dù không phải làm gì cũng vẫn ngồi cạnh các đồng nghiệp[7]. Trong Anthology 3Love sau này, người hâm mộ có thể được nghe "Because" hát hoàn toàn a cappella.

Medley

Medley có thể được hiểu là liên khúc. Với Abbey Road, medley được Lennon, McCartney và Martin sắp xếp theo một trật tự duy nhất để các ca khúc luôn được đảm bảo có một đoạn chuyển dài và tự khác biệt rõ ràng với nhau.

Dài tổng cộng tới 16 phút, medley là thử nghiệm cực kỳ đặc biệt của bộ đôi Lennon-McCartney, với sự trợ giúp của George Martin và 2 Beatle còn lại. "Tôi muốn gộp lại tất cả những chi tiết riêng lẻ nhất." Paul nói. "Tôi thực sự tỉ mỉ trong ý tưởng này. Và nó tới như một kiểu sưu tập vậy. Tới một lúc, tôi nghĩ rằng cần trộn lẫn chúng lại nhưng phải sắp xếp như một bản hòa tấu. Một ý tưởng hay đối với khoảng chục ca khúc mà chúng tôi chưa hoàn thành."[4]

Martin kể lại: "Tôi từng nói với Paul ngay khi hoàn thành Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band, rằng cần phải làm một cái gì đó thật giá trị, và chúng tôi quyết định làm nó trong trọn vẹn mặt B. John khá là không hài lòng với những gì chúng tôi làm, có lẽ vì gần như chỉ có tôi và Paul làm mặt B." Ông nói tiếp: "John là một Teddy Boy. Cậu ấy là một rocker, nên cậu ấy luôn muốn có những ca khúc riêng. Vậy là chúng tôi đi tới một thỏa thuận, và John đã hợp tác: cậu ấy tới và mang theo tập giấy nhạc. Ra là cậu ấy cũng từng có ý tưởng viết tất cả các bài hát theo một giai điệu lớn duy nhất."[4]

"Thực tế là có vài vấn đề mang tính cấu trúc, kể cả khi chúng tôi đã áp dụng kĩ thuật ghi đè. Thế nên chúng tôi buộc phải chơi lại cả medley. Tất cả đều thống nhất thứ tự các bài hát, ghi ra trước mặt rồi chọn tông chuẩn từ đầu tới cuối. Một trải nghiệm thực sự mới mẻ"[4].

Câu hát bất tử của "The End"

Medley chiếm hầu hết phần mặt B, bắt đầu bởi ca khúc "You Never Give Me Your Money" của Paul McCartney, bài hát tạo nên chủ đề chính của khúc nhạc, giai điệu mà sau cũng xuất hiện trong "Carry That Weight". Sau "You Never Give Me Your Money" là ca khúc chưa hoàn thành của John Lennon: "Sun King", một ca khúc mà, giống với "Because", là một ghi âm liên tiếp các hòa âm của Lennon, McCartney và Harrison, song lại kết thúc bởi một hỗn hợp tiếng Tây Ban Nha - Ý, sau này được ghi dưới tên "Gnik Nus" trong album Love (2006). "Mean Mr. Mustard" và "Polythene Pam" sáng tác bởi John Lennon được The Beatles thu trong chuyến đi thăm Maharishi Mahesh Yogi từ đầu năm 1968.

Bốn ca khúc tiếp theo là các sáng tác của Paul McCartney. Lennon hét lên Oh look out! để bắt đầu ca khúc đầu tiên, một ca khúc mà ban nhạc không biết đặt tên gì ngoài việc lấy ngay câu hát đầu tiên, "She Came In Through the Bathroom Window", lấy hình ảnh từ một câu chuyện có thật: một fan nữ cuồng đã đột nhập vào nhà McCartney bằng cách phá cửa sổ phòng tắm[11]. "Golden Slumbers" ngay sau là một ca khúc lấy lời từ một bài hát cổ từ thế kỷ 17 của Thomas Dekker mà Paul tình cờ tìm thấy bản nhạc khi chơi piano: không quan tâm tới giai điệu, Paul chỉ nhìn lời và sáng tác một bài hát riêng. Tiếp sau là "Carry That Weight", một sáng tác dở dang có chèn thêm giai điệu của "You Never Give Me Your Money" với phần hát của cả bốn thành viên. "The End" kết thúc medley: bỏ ngoài trường hợp đặc biệt của "Her Majesty", đây có thể coi là bài hát kết thúc album.

"The End" là bài hát duy nhất của The Beatles mà Ringo Starr có những đoạn chơi trống solo thực sự dài. Ringo đã chứng minh anh là một tay trống tài năng thực thụ, với hai đoạn solo trống giữa ba đoạn solo guitar của McCartney, rồi Harrison và Lennon[12]. Mỗi người một phong cách chơi đàn, đứng cạnh nhau, thu âm trực tiếp với tràn trề năng lượng. Với Geoff Emerick, đó là khoảnh khắc đỉnh cao của cả album[7].

Medley được thu trong nhiều lần riêng biệt khi mỗi ca khúc được thâu theo những kỹ thuật và thành phần tham gia khác nhau. Thông thường, người nghe vẫn tách medley làm 2 phần, và từ "Golden Slumbers" tới hết đôi khi được gọi là Golden Slumbers medley. Phần thâu, cắt, chỉnh sửa và ghép được George Martin, Geoff Emerick phụ trách (cùng Paul McCartneyJohn Lennon).

Medley kết thúc bởi một câu hát huyền thoại, viết bởi Paul McCartney "And in the end, the love you take is equal to the love you make" ("Tới cuối cùng, tình yêu bạn nhận sẽ bằng với những gì bạn trao"). Một điều mà theo John, đó là "sự hoàn mỹ"[4].

Her Majesty

Ca khúc cuối cùng của Abbey Road là một ca khúc ẩn sau một đoạn trống 14 giây (vẫn được giữ nguyên trong bản LP và đã bị xóa trong bản CD) sau "The End". "Her Majesty" chỉ dài có 23 giây và nói một cách khá ẩn dụ về nữ hoàng Anh. Nó ban đầu nằm trong medley, giữa "Mean Mr. Mustard" và "Polythene Pam", và Paul McCartney đề nghị John Kurlander – một kỹ thuật viên âm thanh – lược bỏ đi. Tuy nhiên nhân viên này, thay vì xóa bỏ hoàn toàn nó, thì lại đưa lý do rằng mọi ca khúc của The Beatles không thể bị đưa vào sọt rác, vậy nên anh ta chèn vào phía cuối của medley[6]. Thế nhưng việc làm của Kurlander không thực sự hoàn hảo khi vẫn còn đoạn mở đầu của "Polythene Pam" dù cho anh đã cố bỏ hoàn toàn đoạn kết của "Mean Mr. Mustard". Paul McCartney cuối cùng cũng đồng ý.

Không hề được ghi vào danh sách các bài hát của album, "Her Majesty" được coi là ca khúc ẩn đầu tiên của lịch sử nhạc Rock. Năm 2009, trong lần chỉnh âm và ghi lại album dưới dạng CD, các kỹ thuật viên đã tách "Her Majesty" thành một bài hát riêng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Abbey_Road http://beatles.ncf.ca/abbeyrd_album_cover.html http://www.allmusic.com/album/abbey-road-r1700348 http://www.billboard.com/bbcom/charts/yearend_char... http://www.billboard.com/bbcom/discography/more.js... http://www.blender.com/2010/11/21-awesome-lego-alb... http://2.bp.blogspot.com/_asZ1ez5lMZ8/RfcRC0ZxPUI/... http://www.chartstats.com/release.php?release=3680... http://www.everyhit.com/recordalb.html http://books.google.com/books?id=lRgtYCC6OUwC&prin... http://livedesignonline.com/news/show_business_onl...